Thai 23 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý gì?

Thai nhi 23 tuần là dấu mốc quan trọng khi các cơ quan quan trọng của thai đã phát triển đầy đủ, tuy nhiên chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nếu vì nguyên nhân nào đó thai phải sinh sớm hơn dự kiến thì vẫn có thể sống sót khi được chăm sóc đặc biệt.

1. Thai 23 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi đạt 23 tuần tuổi có cân nặng trung bình khoảng 565g, chiều dài khoảng 30.6 cm. Bắt đầu từ thời điểm này, thai nhi sẽ tăng cân rất nhanh chóng cùng sự phát triển các cơ quan, chi tiết nhỏ trên cơ thể.

Trong đó, có 1 số điểm nổi bật của thai 23 tuần tuổi  như sau:

1.1. Thai phát triển nang lông và mọc ra những lớp lông đầu tiên

Lông tơ là một loại lông mềm mại. Những trẻ sinh non sẽ thấy lớp lông mềm mại này, với trẻ đủ tháng thì lượng lông thường nhiều hơn và có thể cứng cáp hơn. 

Tùy vào gen mà lông tơ của thai có thể có màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi đậm màu, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như vai, cánh tay, trán,… của bé. Lớp lông này sẽ mọc lên đầy đủ, trừ các bộ phận da không có nang lông như môi, lòng bàn tay, bàn chân, móng tay,…

1.2. Bé tập hít thở

Khác với thời gian trước, từ tuần thai thứ 23, lỗ mũi của em bé đã thông và phổi phát triển  khiến bé có thể thở độc lập nếu sinh ra. Trong bụng mẹ, bé cũng tập hít thở bằng cách hít nước ối.

Thai 23 tuần tập hít thở bằng cách hít nước ối

Thai 23 tuần tập hít thở bằng cách hít nước ối

1.3. Thai thay đổi tư thế nhiều hơn

Em bé trong bụng mẹ lúc này có thể thay đổi rất nhiều tư thế cho thấy bé đã lớn và sẽ phát triển rất nhanh. Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông hoặc nằm ngang, nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung,… Vào giai đoạn sắp tới, thai nhi phát triển lớn và không gian tử cung sẽ dần trở nên chật chội, thai sẽ có nhiều động tác mà mẹ nhận biết được. 

2. Cơ thể mẹ mang thai 23 tuần thay đổi như thế nào?

Khi thai đến 23 tuần tuổi, kích thước vùng bụng đã tương đối lớn. Cơ thể mẹ vì thế có nhiều thay đổi, thường khiến mẹ lo lắng khó chịu hơn như:

  • Mẹ bị khó ngủ.

  • Mắc chứng đi tiểu thường xuyên.

  • Ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, táo bón.

  • Đau chân, phù chân.

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé, do vậy dù gặp nhiều khó chịu nhưng mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ. Một số hoạt động trước khi ngủ sau sẽ giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ và có chất lượng giấc ngủ: tắm với nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách, uống trà thảo mộc,…

Mẹ bầu mang thai lớn thường bị khó ngủ

Mẹ bầu mang thai lớn thường bị khó ngủ

Ngoài ra, với thai lớn thì việc ngủ với tư thế nằm thẳng có thể không còn dễ chịu, đặc biệt tránh tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp vì sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thai. Thay vào đó, tư thế nằm nghiêng về một phía, dùng gối gối giữa hai đầu gối sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn nhiều. 

3. Lời khuyên của bác sĩ khi bạn mang thai 23 tuần

 Để thai nhi và mẹ khỏe mạnh trong những tuần thai còn lại, bác sĩ có một số lời khuyên như sau:

3.1. Đi khám bác sĩ định kỳ là không thể bỏ qua

Trong những lần khám thai định kỳ kể từ tuần thai thứ 23 trở đi, bác sĩ sẽ kiểm tra các hạng mục cần thiết như:

  • Đo cân nặng và huyết áp.

  • Kiểm tra nhịp tim thai.

  • Xét nghiệm nước tiểu đo đạm và đường.

  • Đo bề cao tử cung.

  • Kiểm tra độ sưng phù của tay chân, kiểm tra giãn tĩnh mạch.

  • Đo kích thước tử cung để dự đoán ngày sinh chính xác.

Ngoài kiểm tra sức khỏe, ở những lần khám thai này bác sĩ cũng sẽ đưa ra nhiều thông tin hữu ích cùng lời khuyên để mẹ có thể tự chăm sóc tốt hơn. Do vậy, đừng bỏ qua những lần khám thai quan trọng này và đặt câu hỏi nếu có thắc mắc cần biết.

3.2. Thông báo với bác sĩ về các dấu hiệu bất thường

Mang thai 23 tuần trở đi làm tăng nguy cơ mắc 1 số vấn đề như tiền sản giật, đau dạ dày, sưng phù nghiêm trọng,… Do vậy, nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi.

Cẩn thận dấu hiệu tiền sản giật ở những tuần thai cuối

Cẩn thận dấu hiệu tiền sản giật ở những tuần thai cuối

Các dấu hiệu cần lưu ý có thể là của chứng tiền sản giật như: tăng cân đột ngột dù không ăn quá nhiều, bàn tay bàn chân và khuôn mặt sưng nề, đau dạ dày, đau thực quản, rối loạn tầm nhìn, ngứa toàn thân,…

3.3. Cách khắc phục chuột rút ở chân

Thời điểm thai nhi 23 tuần tuổi cũng là lúc mẹ rất dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm gây đau đớn nghiêm trọng và khiến mẹ thức giấc. Có thể áp dụng các cách sau để giảm chuột rút và các vấn đề đau nhức xương khớp:

  • Khi bị chuột rút, duỗi cho chân thẳng, uốn cong mắt cá chân và ngón chân từ từ hướng về phía mũi. Đau đớn sẽ được giảm bớt và cơn chuột rút cũng mau chóng qua đi.

  • Tập luyện các bài co giãn cơ xương hàng ngày và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chuột rút tấn công.

  • Giảm tải trọng cho đôi chân bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế đi lại hoặc đứng nhiều, gác chân mẹ lên gối cao hơn cơ thể,…

  • Xoa bóp, chườm ấm bàn chân và bắp chân để giảm đau.

  • Uống nhiều nước.

Nếu mẹ vẫn gặp phải những cơn chuột rút thường xuyên nghiêm trọng vào ban đêm, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.

 Miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh cao

 Miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh cao

3.4. Miễn dịch giảm nên mẹ dễ nhiễm bệnh hơn

Thai nhi từ 23 tuần tuổi, mẹ có thể dễ nhiễm các bệnh thông thường do hệ miễn dịch suy giảm, các vi sinh vật có thể tấn công qua cơ thể mẹ vào thai nhi nên cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu bệnh. Mẹ nên chú ý lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, tránh sử dụng nhiều thịt xông khói, thịt đã được xử lý bảo quản lâu,… vì có thể chứa nhiều vi khuẩn hại xâm nhập vào cơ thể.

Có thể thấy, thai 23 tuần tuổi đã có sự phát triển tương đối đầy đủ và sẽ hoàn thiện nhanh chóng trong những tuần sắp tới. Đây cũng là thời điểm cha mẹ có thể chuẩn bị đồ sinh để đón con chào đời cũng như có thêm sự gắn kết tình cảm.

Viết nhận xét của bạn