Lá lốt rất dễ trồng, là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta. Dù rất thích ăn lá lốt, nhưng nhiều mẹ bầu lại khá e ngại về món ăn này. Vậy mẹ bầu ăn lá lốt được không và cần lưu ý những gì?
1. Bà bầu ăn lá lốt có được không?
Theo đông y, lá lốt có tính ấm và có thể mang lại những lợi ích đối với sức khỏe bà bầu như sau:
– Giảm nguy cơ táo bón: Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng táo bón vì phải bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ có thể bổ sung một lượng lá lốt vừa đủ trong thực đơn hàng ngày.
Lá lốt mang đến nhiều lợi ích sức khỏe
– Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng: Nhiều mẹ bầu bị chảy máu chân răng cũng có thể bổ sung lá lốt để giảm thiểu tình trạng này.
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn: Tính ấm, hơi nồng của lá lốt cũng rất tốt trong việc giảm thiểu đầy hơi, khó tiêu. Đây là vấn đề rất thường gặp ở các mẹ bầu.
– Trị ho: Khi mang thai, mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vì dùng thuốc, thai phụ có thể sử dụng lá lốt. Lá lốt cũng được đánh giá là phương thuốc trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu.
– Giảm đau nhức đầu và chân tay: Các hợp chất trong lá lốt còn có tác dụng giúp bà bầu giảm đau nhức chân tay, đau nhức đầu.
– Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa: Khi mang thai, mẹ bầu còn có nguy cơ ra nhiều khí hư, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm âm đạo. Nấu lá lốt để rửa vùng kín có thể là một bài thuốc để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với một số trường hợp viêm nhiễm nặng, các bác sĩ cần lên phác đồ điều trị phù hợp hơn.
– Trị mụn, tàn nhang và nám da: Một số hoạt chất trong lá lốt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn, đồng thời có thể giảm viêm sưng tại các nốt mụn. Bên cạnh đó, các vitamin trong lá lốt có thể thẩm thấu vào da và giúp da được cân bằng độ pH, từ đó giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm đẹp da.
Mẹ bầu có thể ăn lá lốt với lượng vừa phải
Ngoài ra, lá lốt cũng có tác dụng loại bỏ tế bào da chết. Đồng thời hoạt chất alcaloid giúp kháng khuẩn và giúp da sáng mịn, ngăn ngừa tình trạng nám sạm da ở mẹ bầu.
Phương pháp dùng lá lốt để xông mặt cũng rất đơn giản như sau: Rửa sạch lá lốt và đun sôi với nước cùng với một chút muối. Sau khi sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp. Sau đó, mẹ bầu có thể mang đi xông mặt. Lưu ý để nồi xông cách xa khoảng 25cm. Sau khi xông, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu, thư giãn. Thực hiện xông đều đặn tuần 2 lần để cải thiện làn da. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thực hiện đun sôi và tắm với lá lốt để mang lại cảm giác thoải mái, khỏe khoắn hơn.
– Ngâm chân với lá lốt để tránh sưng phù: Hiện tượng phù chân thường gặp ở mẹ bầu. Việc ngâm chân với lá lốt sẽ giúp mẹ bầu được lưu thông khí huyết. Nên thực hiện ngâm chân vào buổi tốt để có một giấc ngủ ngon và tinh thần thư giãn.
Như vậy với những lợi ích của lá lốt đã kể đến phía trên, lời giải đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn lá lốt được không” chính là “có”. Khi mang thai, nếu ăn lá lốt với một lượng vừa đủ và hợp lý, mẹ bầu có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều lá lốt để tránh gây nóng trong. Đặc biệt những bà bầu có tiền sử sảy thai cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung loại thực phẩm nào vào thực đơn.
2. Gợi ý một số món ăn từ lá lốt dành cho mẹ bầu
Mẹ bầu có thể chế biến nhiều món ăn từ lá lốt để thay đổi khẩu vị và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn mà chị em có thể tham khảo:
Món thịt bò xào lá lốt rất hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao
Món thịt bò xào lá lốt
Chị em cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Khoảng 200g thịt bò thái lát mỏng, lá lốt rửa sạch và thái nhỏ, tỏi băm, hành tây thái múi.
Cách làm như sau: Ướp thịt với tỏi đã băm nhỏ cùng với một số loại gia vị như tiêu, muối, đường, xì dầu,… trong khoảng 10 phút. Sau đó, cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã có mùi thơm, cho thịt bò vào xào đến khi chín thì bỏ ra đĩa. Tiếp đó cho dầu vào chảo đến khi dầu sôi thì cho hành tây vào xào. Khi hành tây đã gần chín, cho lá lốt và thịt bò đã xào đảo lên và tắt bếp.
Nấu canh cá lóc lá lốt
Mẹ bầu cần chuẩn bị: Cá lóc, lá lốt, gừng và hành tím.
Cách làm đơn giản như sau: Sau khi đã làm sạch cá, bạn cắt khúc và ướp cá cùng với hạt nêm và nước mắm. Rửa sạch lá lốt và thái nhỏ vừa ăn. Cho chảo lên bếp, khi chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Tiếp đó phi thơm hành tím và gừng, rồi cho cá vào đảo đều tay đến khi cá săn lại thì cho nước vào nấu. Cho thêm chút giấm bỗng để món canh có vị chua chua, thanh thanh. Nêm nếm cho vừa vặn, đến khi cá đã chín thì cho lá nốt vào để khoảng 1 phút thì tắt bếp.
Chả lá lốt cũng là một món ăn rất hấp dẫn
Món chả lá lốt thịt lợn
Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc và cũng rất phù hợp với mẹ bầu. Để làm món này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: Thịt nạc vai, mộc nhĩ, lá lốt, hành khô.
Hướng dẫn cách làm: Thịt rửa sạch và băm nhuyễn. Mộc nhĩ cũng mang rửa sạch và băm nhuyễn. Sau đó cho mộc nhĩ trộn đều vào thịt cùng với một chút hạt nêm, hạt tiêu để ướp trong khoảng 10 đến 15 phút.
Lá nốt sau khi rửa sạch thì để ráo. Sau đó, dùng lá lốt để cuốn nhân thịt. Sau khi đã cuốn xong, chị em tiến hành rán lá lốt với lửa vừa, đến khi chả lá lốt chín đều 2 mặt là được.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có thể hiểu rõ “bà bầu ăn lá lốt được không” và một số lưu ý. Để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe thai kỳ và sức khỏe nói chung, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 0933384267 của Bạch Kim Medical, các tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.