Khi mang thai, phụ nữ cần phòng tránh tối đa nguy cơ bị cúm. Trên thực tế, nhiều mẹ bầu chỉ vì một trận cúm nhẹ nhưng đã gây ra những hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và thai nhi. Do đó, chị em không nên chủ quan. Dưới đây là một số cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả.
1. Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Thời tiết ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa. Điều này khiến cho virus cúm phát triển và lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch yếu hơn, rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh cúm khi đang mang thai.
Bệnh cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Bệnh cúm tác động đến thai phụ như thế nào?
Ở người bình thường, bệnh cúm chỉ diễn ra khoảng 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cúm có thể kéo dài lâu hơn và triệu chứng bệnh như sốt, ho cũng có thể nặng hơn bình thường.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể gây ra tình trạng viêm phổi. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại thường có nhu cầu oxy lớn hơn người bình thường. Do đó, tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai thường nguy hiểm hơn so với những đối tượng khác.
Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Khi thai phụ bị cúm, virus cúm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Virus cúm từ cơ thể người mẹ có thể đi đến nhau thai và gây suy giảm hệ miễn dịch bào thai, tác động xấu đến não bộ của thai nhi.
Virus cúm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Virus cúm là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị thật thai nhi, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, một số khiếm khuyết trên cơ thể và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ. Trong trường hợp mẹ bầu sốt cao cùng với độc tính của virus cúm có thể làm tăng kích thích co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai, lưu thai.
Các mẹ bầu cần lưu ý, có nhiều thể cúm khác nhau và không phải bất cứ mẹ bầu nào bị cúm cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện bệnh.
2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là một số hướng dẫn về cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối:
Về vấn đề dùng thuốc:
Khi mang thai, rất nhiều chị em băn khoăn về vấn đề dùng thuốc, liệu rằng ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh, các loại thuốc này có gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của thai nhi hay không.
Theo các bác sĩ, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Và ở các giai đoạn sau của thai kỳ, chị em vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại thuốc được đánh giá là an toàn nếu sử dụng sau 3 tháng đầu của thai kỳ là: Dầu bạc hà, miếng dán mũi, viên ngậm ho, long đờm, siro ho.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc mà mẹ bầu cần tránh sử dụng đó là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Codeine, Bactrim.
– Một số cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối tại nhà:
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc xà phòng và loại bỏ thói quen chạm tay lên mặt để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua mắt, mũi, miệng,…
Mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng
+ Nên sử dụng gối cao để cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn và có giấc ngủ ngon hơn. Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
+ Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Khi bị cúm, cơ thể mẹ bầu thường rất mệt mỏi, khó chịu và có xu hướng chán ăn. Tuy nhiên, chị em không nên bỏ bữa mà cần khắc phục bằng cách chia ra các bữa nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C chẳng hạn như dâu tây, dưa lưới, cam, cà chua, bông cải xanh,… để nâng cao hệ miễn dịch.
Nên bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể: Đây cũng là một loại dưỡng chất giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Chị em có thể bổ sung kẽm dưới dạng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể bổ sung bằng một số thực phẩm như các loại thịt, trứng, sữa, sữa chua, bột yến mạch, hàu,…
Nên uống nhiều nước: Khi bị cúm, một số triệu chứng bệnh như hắt hơi, sổ mũi, sốt,… chính là những nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ bị mất nhiều nước. Vì thế, bổ sung nước là điều rất cần thiết. Mẹ bầu có thể uống nước ấm hoặc ăn các loại súp, cháo, nước ép trái cây.
+ Làm ẩm không khí: Mẹ bầu bị cúm rất dễ gặp phải tình trạng mũi và cổ họng bị khô. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách phun sương bằng máy làm ẩm không khí.
+ Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách rất đơn giản để làm sạch họng và giảm triệu chứng ho. Bên cạnh đó có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.
+ Vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng là cách giúp cơ thể thoải mái và căng thẳng hơn.
Nếu có biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể
– Khi nào cần đi khám bác sĩ:
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt: Chóng mặt, khó thở, xuất huyết âm đạo, đau ngực, nôn mửa, sốt cao,… Cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là hướng dẫn cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng cuối. Để được tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 0933384267 của Bạch Kim Medical để được tổng đài viên tư vấn chi tiết.